top of page
GODY APP

Building a travel community to connect, share & Travel companion

Redesign
Mobile app
Travel

Trong thời gian học UX/UI tại Mirr Studio, với bài tốt nghiệp là redesign ứng dụng, tôi có cơ hội biết đến Gody.vn – một nền tảng cho cộng đồng du lịch người Việt kết nối và chia sẻ trải nghiệm du lịch qua bài viết cá nhân. Điểm khác biệt của Gody chính là chất lượng của thông tin du lịch mà nền tảng này mang lại là những thông tin được kiểm duyệt xác thực bởi đội ngũ Gody.

 

Ra đời vào đầu năm 2018, hiện có hơn 300000 người dùng. Chuẩn bị cho sự hồi phục sau covid, Gody với tầm nhìn lớn hơn, muốn mang lại nhiều giá trị hơn cho người dùng. Cụ thể là bắt đầu từ Gody app, Gody muốn giới thiệu đến người dùng một phiên bản app hoàn thiện hơn và thêm những tính năng hữu ích.

thumb 9.png

My role

Solo UX/UI designer - user research, design, usability testing, branding.

 

Một điều rất may mắn trong quá trình này là tôi được trao đổi với người đồng sáng lập của Gody, nhờ vậy tôi được hiểu biết về tệp người dùng của Gody, những vấn đề và mong muốn từ phía doanh nghiệp Gody với phiên bản mobile app trong tương lai.

Design Challenges

Phiên bản app của Gody hiện tại còn sơ khai, với chức năng chính là đăng bài viết cá nhân. Thách thức đặt ra trong lần thiết kế này là:

Cải thiện trải nghiệm của người dùng trong việc tìm kiếm thông tin du lịch trên Gody app
Gody đã xây dựng được nguồn dữ liệu của hơn 12000 điểm đến từ châu Á đến châu Âu và châu Phi, cùng với hơn 60000 thông tin về điểm đến do người dùng chia sẻ. Nhưng hiện tại những dữ liệu này lại chưa được đưa đến người dùng cách hiệu quả.

Làm thế nào để cộng đồng Gody trở nên năng động hơn?
Cộng đồng này năng động hơn khi người dùng yêu thích việc chia sẻ trài nghiệm trên nền tảng này, họ tìm được thông tin hữu ích cho chuyến du lịch của bản thân.

Xây dựng những tính năng mới để Gody app là người bạn đồng hành cùng người dùng trong du lịch từ a - z
Hơn cả một nền tảng kết nối những người thích du lịch, Gody app hiện tại mong muốn trở thành người bạn đồng hành của người dùng từ lúc chuẩn bị cho chuyến đi, trong chuyến đi và sau chuyến đi.

Know about our users

Bắt đầu bằng việc thấu hiểu người dùng của Gody app, tôi kế thừa những thông tin về tệp người dùng của Gody: đối tượng người dùng có độ tuổi từ 25 - 34 tuổi, là người Việt Nam, đa số sống ở thành thị, họ yêu thích tự xây dựng chuyến đi cho mình thay vì đăng ký những tour qua công ty du lịch.


Tôi tiến hành thêm các cuộc phỏng vấn với người dùng tiềm năng, và đây là những gì tôi tìm được:

PERSONA post web female.png
PERSONA post web male.png

What were their paint points when use current Gody app version?

Tôi tiến hành phỏng vấn với 3 người dùng trong độ tuổi từ 25-34 tuổi, để người dùng thực hiện những thao tác: 

  1. Trải nghiệm đọc bài viết, tương tác với các bài viết trên "Trang chủ"

  2. Tìm kiếm thông tin về du lịch để chuẩn bị cho một chuyến du lịch

  3. Đăng bài viết chia sẻ trải nghiệm cá nhân

Và đây là những vấn đề ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng khi sử dụng app hiện tại:​

“Tôi cứ thấy rối rối sao đó” - người dùng bối rối khi trải nghiệm trên màn hình “Trang chủ”

Sự rắc rối mà người dùng nhắc tới đến từ:

  • Vấn đề về UI: layout dàn trải, khoảng cách và typo thiếu tính chính phụ khiến mọi danh mục dường như quan trọng như nhau.

  • Sự trùng lặp chức năng của các nút CTA, userflow lằng nhằng.

“Tôi tưởng…” _ người dùng cảm thấy hụt hững vì mọi thứ không như họ nghĩ khi bấm vào một đối tượng

  • Giao diện và nội dung của các card rút gọn của mục “Bài viết nổi bật” dễ gây hiểu nhầm với story của facebook.

  • Cách duy nhất để người dùng đọc được nội dung của một bài đăng là nhấn vào đúng phần chữ của thẻ bài đăng đó, trong khi phần chữ này có diện tích nhỏ hơn nhiều so với diện tích dành cho vùng hình. Điều này làm người dùng thường xuyên bấm nhầm, họ cảm thấy bực mình khi thay vì đọc bài viết thì lại phải xem hình trước.

Current Gody app version

“Tôi sẽ dùng google search để tìm thông tin điểm đến”

Trang "Tìm kiếm" thiếu tính trực quan, trình bày thông tin dàn trải, chưa vận dụng hết những tài nguyên thông tin mà Gody app có.

“Tôi nghi ngờ tính hiệu quả khi đăng bài viết, không biết có ai quan tâm đến bài viết của tôi không? Hình ở các bài viết đều được sắp xếp y chang nhau, tôi không có lựa chọn nào khác về cách hình của tôi xuất hiện"

Gody khuyến khích người dùng viết những bài viết chất lượng về mặt thông tin, chứ không phải đăng những status tâm trạng ngắn. Chính vì thế người dùng muốn có bài viết được đề cử trên "Trang chủ" cần dành nhiều thời gian và công sức hơn cho bài viết của mình. Nhưng hiện tại, Gody chưa có tính năng giúp người dùng nắm bắt được sự phát triển của những bài viết của bản thân để giúp họ theo dõi hiệu quả cũng như cải thiện bài viết của bản thân.

The new Gody mobile app - It's still the data that Gody has built before, but change the way it approaches users so that it becomes more useful to users

Home page 
Less funtions, more efficients

CURRENT GODY APP

Trang "Trang chủ" của Gody mobile app hiện tại gồm 3 trang con

man hinh chinh.jpg

1. Trang “Thành viên” - gồm những bài viết chia sẻ trải nghiệm du lịch của người dùng

man diem den.jpg

2. Trang “Điểm đến” -  chứa thông tin về điểm du lịch của hơn 12000 điểm đến do Gody xây dựng (tôi gọi đây là “Thư viện Gody”)

man hoi dap.jpg

3. Trang “Hỏi đáp” – cho phép người dùng đặt câu hỏi về du lịch và người dùng khác sẽ trả lời nếu họ muốn

SOLUTIONS

Tôi đã giảm tải cho trang chủ. Tôi giữ lại trang con duy nhất là trang “Thành viên” nơi hoạt động chia sẻ thông tin của cộng đồng người dùng và đó cũng là lý do trang này có tên mới là "Cộng đồng". Trang “Cộng đồng” mới tập trung vào việc thiết kế trải nghiệm đọc cho người dùng.

home fix.png

Các thẻ phân bài theo chủ đề, giúp người dùng tiếp cận với những bài viết liên quan đến vấn đề họ đang quan tâm cách nhanh hơn.

 Thay cho 1 bố cục layout duy nhất cho mọi bài đăng ở phiên bản cũ, người dùng giờ đây có thể tùy chọn layout cho hình. Ngoài ra, người dùng có thể xem hình nhanh hơn bằng cách trượt ngang ngay tại bài đăng.

Giới hạn số hình người dùng được đăng trong 1 bài là 16 hình thay vì 100 hình. Sự giới hạn này giúp những tấm hình được chọn đăng chất lượng hơn, bên cạnh đó Gody ưu tiên tập trung vào nội dung bài viết chất lượng chứ không phải đăng ảnh.

Prototype's Cộng Đồng Page

Search page
Intuitive interface makes searching faster and more enjoyable

CURRENT GODY APP

Trang "Tìm kiếm" cũ gồm 5 trang con:

  1. Thông tin (chính là trang "Thư viện Gody"),

  2. Địa điểm

  3. Trải nghiệm (bài chia sẻ của người dùng),

  4. Hình ảnh

  5. Hỏi đáp

Người dùng nói họ bị ngán thông tin khi sử dụng chức năng tìm kiếm, thay vào đó họ nghĩ là google search tìm kiếm nhanh hơn.

Chức năng tìm kiếm của Gody app hiện tại

SOLUTIONS

Chức năng tìm kiếm sau khi chỉnh sửa

Làm thế nào để người dùng cảm thấy việc tìm kiếm không chỉ nhanh chóng mà còn thú vị? 

Vẫn phương châm tận dụng những gì có sẵn và thay đổi cách nó tiếp cận người dùng:

  • Tôi tích hợp 2 trang: Thông tin và Địa điểm vào Thư viện Gody, đồng thời thay thế các vùng text thông tin đơn thuần của thư viện Gody cũ thành các expanded card.

  • Thay đổi UI của các card bài viết cá nhân, giúp người dùng lướt thông tin nhanh hơn

the bai viet cu.jpg
bài viết cá nhân.png

Card bài viết cá nhân hiện tại

Card bài viết cá nhân mới

  • Thời gian qua cho thấy trang "Hỏi đáp" hoạt động không hiệu quả, khi người dùng đặt câu hỏi thì chỉ có admin của Gody trả lời, câu trả lời cũng không khác gì google search, vì thiếu đi tính trải nghiệm cá nhân. Thay cho trang "Hỏi đáp" tôi tận dụng phần check in và đánh giá của người dùng làm tài nguyên để những người dùng khác có thể tham khảo những đánh giá đó.

  • Với phiên bản app mới, người dùng khi tìm thông tin về điểm đến có thể tham khảo thông tin ở 2 trang chính là: trang Bài viết (gồm Thư viện Gody và bài viết của thành viên khác), trang Godyer đánh giá cung cấp những đánh giá và nhận xét ngắn gọn của người dùng khác.

Travel map page
The companion

Một trong những điều được người dùng quan tâm khi tự lên plan du lịch đó là đường đi, nhất là phụ nữ. Travel map mới được thiết kế để đồng hành cùng người dùng khi đi du lịch như một người bạn đồng hành chỉ đường.

Theo số liệu thống kê của QandMe.net thì 93% người Việt Nam muốn đi du lịch chung với người người thân, bạn bè,…khi đi chung thì việc cần có một tấm bản đồ chung là tất yếu. Travel map cho phép nhiều người dùng cùng truy cập và chỉnh sửa bản đồ (trong sự cho phép của người sở hữu bản đồ). Chức năng nhắn tin và gọi điên cũng giúp các thành viên dễ dàng trao đổi thông tin với nhau khi lập kế hoạch du lịch hoặc liên lạc trong quá trình di chuyển.

No more floating action button

Tôi đã nghe người dùng phàn nàn về nút floating action button khi test usability. Nó xuất hiện ở mọi màn hình của app, đôi khi che mất nút chức năng khác, người dùng cảm thấy bị phân tâm vì nó quá nổi bật.

Tôi đã chọn một vị trí mới cho nút floating action button cũ, đồng thời gộp các chức năng lại thành hai chức năng chính là: Tạo bài viết và Check in. Với vị trí trung tâm của thanh navigation bottom, nút CTA vừa có sự nổi bật cần thiết mà không chiếm không gian của phần nội dung chính.

old floating cta 2gif.gif

Before

no floating cta.gif

After

One post - One work space

Thay vì phải điền nhiều text field, và không thể layout hình ảnh trong bài viết. Giao diện mới cho phép người dùng soạn bài, layout hình ảnh,...trên một không gian xuyên suốt.

Post.jpg

Before

Post (NEW) 1.png

After

Easy check in
Easy earn Go-coin

Chức năng check in không chỉ giúp người dùng ghi lại những nơi mình đã đi qua, mà thông qua tham gia đánh giá nhận xét, người dùng vừa đóng góp cho cộng đồng trải nghiệm cá nhân của bản thân về điểm du lịch đó vừa tích lũy Go coin cho mình.

Chú thích: Go coin được sử dụng nội bộ trong Gody app, những Go coin người dùng thu thập có thể quy đổi ra voucher giảm giá cho việc đặt vé xe, đặt khách sạn, homestay…

Profile page
The travel dairy and the tree to take care of

Khi trao đổi với người đồng sáng lập của Gody.vn, anh ấy mong muốn trang profile không chỉ là nơi ghi lại hành trình và bài chia sẻ của người dùng mà nó còn giống như một cái cây của người dùng, mà họ sẽ muốn chăm sóc nó để nó lớn lên, phát triển mỗi ngày. Tôi biết đây là một ý tưởng tuyệt vời, và bắt tay vào việc thôi.

 

Trang profile mới vừa là nhật ký ghi lại các bài viết chia sẻ, những địa điểm đã check in, các đánh giá nhận xét. Đặc biệt với tính năng thống kê, người dùng có thể theo dõi hiệu quả của bài viết mà mình đã chia sẻ thông qua thống kê số lượt đọc, lượt yêu thích, go coin nhận được, thời gian người đọc dành cho bài viết của họ. Từ đó người dùng cải thiện bài viết phù hợp hơn.

Retrospective

Đây là dự án đầu tiên của tôi, nhưng là phiên bản lần thứ n. Nhớ lại vài tháng trước khi mới bắt tay vào làm, tôi đã háo hức thế nào khi nhận thấy rất nhiều vấn đề mà bản thân có thể cải thiện cho Gody mobile app.

Khí thế hừng hực bao nhiêu thì phiên bản redesign Gody mobile app đầu tiên của tôi càng xa rời những gì mà phía công ty mong muốn và có thể thực hiện bấy nhiêu.

Theo tiến trình Design Thinking, tôi bắt đầu lại từ khâu research, define problem. Để đảm bảo tính khả thi, tôi không chỉ cân nhắc đến nhu cầu của người dùng mà còn cân nhắc đến những gì phía Gody có thể thực hiện. 

Phương án tôi đưa ra đó là: Tận dụng những gì Gody đã xây dựng, thu thập được trước đó và thay đổi cách nó tiếp cận với người dùng.

Sau tất cả tôi nhận ra rằng: "Redesign không phải là đập đi và xây mới hoàn toàn, redesign phải biết tận dụng những gì sẵn có để làm cho nó tốt hơn."

bottom of page